Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý giao tiếp của trẻ mà còn gây nhiều bất lợi cho các bé khi trưởng thành. Một nguyên nhân quan trọng là nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng ở trẻ, với suy nghĩ con còn nhỏ, chưa cần đánh răng hàng ngày.
Điều kiện sống được nâng cao đồng nghĩa với việc thói quen ăn uống của người Việt trong những năm gần đây thay đổi nhiều. Nếu trước đây người Việt Nam ăn uống lành mạnh hơn với các loại thức ăn tươi thì hiện nay, đồ hộp, đồ ăn nhanh, nước uống có đường ngày càng phổ biến. Đây chính là một trong những tác nhân gây các bệnh răng miệng ở trẻ em
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về răng hàm mặt thì chính đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ là nguyên nhân gây sâu răng. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo thành mảng bám trên răng. Nếu không chải răng kỹ lưỡng mỗi ngày, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit có hại, phá hủy men răng và làm sâu răng, đồng thời lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng (cao răng) gây viêm nướu (đỏ, sưng và chảy máu nướu), bệnh nha chu và thậm chí mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh: sâu răng và viêm nướu có liên quan mật thiết đến các bệnh khác cho cơ thể khi trẻ trưởng thành như: bệnh mạch máu não , tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp, xương thủy tinh, sinh non, thai nhi phát triển chậm...
Tuy nhiên, phần lớn các bậc cha mẹ cho rằng răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn nên khi thấy con bị sâu vẫn không điều trị. Trong khi đó, răng sữa có những chức năng rất quan trọng cho trẻ như nhai khi ăn, phát âm, thẩm mỹ và "giữ chỗ" cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích xương hàm phát triển.
Tuổi của răng sữa kéo dài 6 - 12 năm. Trong quá trình mọc răng, lần lượt từng răng sẽ bị thay chứ không phải thay cùng lúc, nên nếu nhổ răng sữa sớm do sâu răng, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch, chiếm chỗ của răng vĩnh viễn. Khi bị "chèn ép" như vậy, răng vĩnh viễn bắt buộc mọc lệch, mọc xiên hoặc cũng có trường hợp không mọc được, phải nắn chỉnh rất tốn kém. Ngoài ra, trẻ mất răng sữa sớm, không ăn nhai thì xương hàm không phát triển, dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối.
Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ là điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ, trong đó, cha mẹ nên lưu ý đến việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp lứa tuổi và thực hành chải răng đúng cách.
Khi trẻ 3 - 6 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn
Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ một số nguyên tắc và nên sử dụng những mẹo dưới đây nhằm tạo hứng thú cho trẻ làm quen với thói quen đánh răng đúng cách:
Đối với trẻ, đánh răng là một hành động khá khó, có thể gây khó chịu, cáu gắt. Mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, những tác hại do bệnh sâu răng gây nên. Và cách phòng bệnh răng miệng đơn giản nhất là đánh răng thường xuyên.
Bên cạnh việc lựa chọn cho bé loại bàn chải có kiểu dáng dễ thương, màu sắc nổi bật, loại kem đánh răng có mùi thơm hấp dẫn mẹ cần biết cách tạo hứng thú giúp bé thích đánh răng mỗi ngày đơn giản như sau:
Ngoài ra nên định kỳ hàng năm cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 1-2 lần để phòng ngừa các bệnh răng miệng thường gặp