Hội đang mang thai
Mẹ Sữa
#Hội đang mang thai ・
34 tháng
🌈🌈 HĂM TÃ Ở TRẺ SƠ SINH (NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH XỬ LÝ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA) Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Bệnh sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc, và trong một số trường hợp có thể dẫn tới nhiễm nấm, nhiễm trùng ở bé. 🌼 Nguyên nhân Nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ sơ sinh là do vệ sinh chưa đúng cách khiến vùng da mặc tã của trẻ bị ẩm ướt thường xuyên (nước, mồ hôi, nước tiểu và phân ứ đọng lâu,...). Ngoài ra, có thể da bé nhạy cảm, dị ứng với chất liệu làm tã, các hóa chất dùng để tạo mùi thơm cho tã giấy; hoặc bụi vải, hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải khi sử dụng tã lót bằng vải. Hăm tã cũng có thể xuất hiện nếu mẹ sử dụng tã chật, thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé. Hơn nữa, việc lạm dụng, sử dụng phấn rôm không đúng cách cũng gây ra hăm tã ở trẻ sơ sinh do làm mất cân bằng độ ẩm da của trẻ. 🌼 Triệu chứng Trẻ sẽ bị nổi mẩn đỏ ở vùng da tiếp xúc với tã. Đầu tiên, da đỏ ở vùng quanh hậu môn, hai khe bẹn; sau đó lan dần ra tới mông, đùi. Nặng hơn, ở vùng da bị hăm có thể xuất hiện những vết sưng, mụn gây lở loét trên da, chảy mủ, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn. Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau, rát, nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Vì vậy, bé hay khóc và quấy nhiều, khó chịu, ít ngủ,... 🌼 Cách xử lý 🍀 Ba mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ sau mỗi lần bé đi vệ sinh bằng nước ấm đã được sục hay còn gọi là ozone hóa bằng máy Ozone của Cửa Sổ Vàng, và thấm khô bằng khăn bông mềm, tiếp đó thoa sản phẩm hăm tã Baby & Me của Cửa Sổ Vàng và mặc tã mới dành cho da nhạy cảm cho con. Xông tinh dầu Cửa Sổ Vàng đúng cách trong phòng để diệt bào tử nấm, vi khuẩn, vi rút có nguy cơ gây bội nhiễm, nhiễm trùng cho bé. Ba mẹ phải cần thường xuyên kiểm tra và thay tã cho con, dù bé không khóc đòi thay nhưng cũng không nên để trẻ mặc tã cũ quá lâu ba mẹ nhé. 🍀 Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khi tình trạng hăm tã trở nặng với các triệu chứng: sốt, bỏ bú, nôn ói, tiêu chảy, khóc nhiều, hăm lan rộng ra khu vực da xung quanh và bị nổi nhiều mụn mủ, vết hăm phồng rộp, chảy máu,... để được thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp. 🌼 Một số biện pháp ngăn ngừa Để ngăn ngừa chứng hăm tã, ba mẹ cần: 🍀 Giữ cho vùng da mặc tã của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng. Sau khi bé đi vệ sinh, cần rửa sạch mông, bẹn (nếu dùng khăn giấy ướt, nên chọn loại không mùi và không chứa cồn) và lau khô. 🍀 Khi mua tã cho trẻ cần chọn tã đủ rộng, ít sử dụng hóa chất. Ba mẹ cần kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên, chú ý rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho trẻ để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm. 🍀 Thay giặt ga gối và lau dọn phòng thường xuyên, kết hợp với xông tinh dầu Cửa Sổ Vàng đúng cách hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, vi rút, nấm gây hại. 🍀 Ba mẹ nên bỏ tã nhiều lần trong ngày để da con được thoáng mát, không gây bí. Lưu ý: không nên lạm dụng phấn rôm vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, làm da khó thoát ẩm, dẫn đến hăm tã ở trẻ sơ sinh. 
1
0
Thích
 Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Chưa có bình luận nào. Bạn hãy 'bóc tem' bài viết này!
Đăng nhập
Đăng nhập để viết bài và nhận nhiều tiện ích khác.
Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Tải [Bé Của Mẹ] về điện thoại
Cài đặt miễn phí ứng dụng để không bỏ lỡ hàng ngàn tin tức, chia sẻ nóng hổi nhất từ Bé Của Mẹ nhé!
Like Fanpage
Like Fanpage và viết đánh giá để chúng tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt hơn nữa!
Sản phẩm được phát triển bởi Bé Của Mẹ bằng