Hội đang mang thai
Me Suri
#Hội đang mang thai ・
40 tháng
✅✅✅Mẹ bầu nghén khi nào? Ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mẹ bầu nghén khi nào? Nghén trong bao lâu? Nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm, nhất là những người mới làm mẹ chưa có kinh nghiệm. Đối với phụ nữ mới lập gia đình, việc mang thai và làm mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao không gì sánh bằng, tuy nhiên ngoài niềm hạnh phúc thì cũng có nhiều vấn đề cần phải đối mặt. Khi mang thai, việc ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kì là điều không thể nào tránh khỏi, tùy vào tình hình sức khỏe mỗi người mà mức độ ốm nghén nặng nhẹ khác nhau. Khi ốm nghén các mẹ bầu thường có biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, nôn ói liên tục,….ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy ốm nghén gây nên nhiều khó chịu nhưng về mặt sinh học, thai nghén là điều hoàn toàn bình thường và có tác dụng bảo vệ thai nhi khi mới hình thành. Để tìm hiểu chi tiết mẹ bầu nghén khi nào? ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không?….mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé. 1. Mẹ bầu nghén khi nào? Ốm nghén là biểu hiện thường gặp khi thai nhi phát triển được 4 tuần, xảy ra ngay sau khi các mẹ thấy mình ngừng bị hành kinh vào tháng kế tiếp. Các bác sĩ cho rằng hormone thai là nguyên nhân gây nên hiện tượng thai nghén. Hormone này xâm nhập vào khắp các bộ phận cơ thể để chuẩn bị tiếp nhận một cơ thể mới bên trong bụng mẹ. Cơ thể mẹ bầu sẽ phản ứng lại hormone này bằng cách gây ra hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, sợ mùi thức ăn,…và tình trạng này sẽ chấm dứt khi các cơ quan của thai nhi phát triển tượng đối hoàn thiện. Để trả lời cho câu hỏi mẹ bầu nghén khi nào thì ốm nghén xảy ra từ tuần thai thứ 4 – 6 của thai kỳ và nặng nề nhất ở khoảng tuần thứ 8 – 9. Đối với hầu hết các mẹ bầu, triệu chứng này sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn ở tuần thứ 12 – 14 thai kỳ. Một số nghiên cứu còn cho thất, việc mẹ bầu ốm nghén là dấu hiệu thai nhi đang phát triển tốt, bé đang tự mình hấp thu những chất cần thiết từ mẹ. 2. Bà bầu ốm nghén trong bao lâu? Ngoài băn khoăn mẹ bầu nghén khi nào thì nghén trong bao lâu cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Tình trạng ốm nghén xảy ra ở hầu hết các mẹ bầu, tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian ốm nghén có thể khác nhau. Thông thường, ốm nghén sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có mẹ ốm nghén suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Nhưng các mẹ cũng đừng lo lắng vì trường hợp nghén suốt thai kỳ chỉ xuất hiện ở một số ít các mẹ bầu, đa số là ốm nghén trong 3 tháng đầu. 3. Nguyên nhân bà bầu ốm nghén 3.1. Sự xuất hiện của hormone Hcg Trong thời gian mang thai, các hormone trong cơ thể người mẹ sẽ hoạt động rất mạnh và một trong những hormone đặc biệt quan trong là HCG. Hormone này được sản xuất ra bởi nhau thai và bắt đầu phát triển mạnh từ tuần 8 – 12 thai kỳ. Sự xuất hiện của loại hormone này là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ốm nghén. 3.2. Mẹ bầu mang song thai, đa thai Khi mang bầu song thai hoặc đa thai thì rất có thể mẹ sẽ bị ốm nghén nặng nề hơn những bà mẹ mang đơn thai. Khi mang song thai, lượng hCG trong cơ thể sẽ cao hơn, nội tiết tố sẽ làm mẹ bị buồn non và nôn ói nghiêm trọng hơn. 3.3. Khứu giác nhạy cảm Khi mang thai, mức độ estrogen tăng lên trong thời gian mang thai có thể khiến khứu giác của các bà mẹ nhạy cảm hơn, và đây là lý do khiến mẹ buồn nôn khi ngửi thấy mùi lạ. 3.4. Hệ tiêu hóa nhạy cảm Hệ tiêu hóa của phụ nữ làm việc chậm chạp hơn trong thời gian mang thai và đây có thể là nguyên nhân gây ra chứng buồn nôn, ói mửa trong thai kỳ. 3.5. Căng thẳng khi mang thai Nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén ở trẻ nặng hơn là do mẹ bầu bị căng thẳng do những lo lắng khi mang thai, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ. 4. Ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không? Sau khi trả lời được câu hỏi mẹ bầu nghén khi nào thì các mẹ lại băn khoăn ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Khi ốm nghén, các biểu hiện buồn nôn, kén ăn xảy ra khiến các mẹ lo lắng không đủ dinh dưỡng để bé phát triển. Tuy nhiên, trong các trường hợp thai nghén bình thường thì thai nhi sẽ tự biết hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể mẹ để phát triển. Chỉ những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện dể theo dõi khi khẩn cấp. Tuy nhiên, với một số người thì nó lại diễn ra khá nghiêm trọng và khó kiểm soát, trường hợp này rất dễ dẫn đến mất nước, giảm cân cũng như thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai. 
4
0
Thích
 Chia sẻ
Đăng nhập
Đăng nhập để viết bài và nhận nhiều tiện ích khác.
Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Tải [Bé Của Mẹ] về điện thoại
Cài đặt miễn phí ứng dụng để không bỏ lỡ hàng ngàn tin tức, chia sẻ nóng hổi nhất từ Bé Của Mẹ nhé!
Like Fanpage
Like Fanpage và viết đánh giá để chúng tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt hơn nữa!
Sản phẩm được phát triển bởi Bé Của Mẹ bằng