NHỮNG SAI LẦM CỦA CHA MẸ LÀM TRẺ BIẾNG ĂN
Cứ 2 trẻ có 1 trẻ xuất hiện các dấu hiệu biếng ăn sau thời kì ăn dặm thậm chí kéo dài lên đến 18 tháng tuổi, thậm chí khoảng 22% trẻ kéo dài lâu hơn lên đến 30 tháng. Nguyên nhân là do khởi đầu ăn dặm của trẻ không đúng. Đó là kết quả nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu của TS. Wolstenholme, ĐH Quốc Gia Ireland. Việc trẻ biếng ăn trong giai đoạn này không chỉ làm trẻ bắt nhịp chậm hơn đà tăng trưởng mà còn ảnh hưởng lên sự phát triển của não bộ, cũng như 2 thời điểm vàng trong tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nhưng điều đáng nói ở đây đó là những nguyên nhân này thường không đến từ trẻ!
Một điều chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở những gia đình châu Á đó là tâm lý thấy con, cháu thích thú với thức ăn trong những ngày đầu ăn dặm đã làm nhiều cha mẹ, ông bà vô tình nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, ăn gì chả được miễn thấy bé vui hay thích ăn là thường cho trẻ cái bánh, cái kẹo, hay uống tí nước ngọt, cafe thử 1 tí có làm sao đâu, mà quên rằng thật ra hệ tiêu hóa của trẻ, vị giác và các chức năng vận động như nhai, nuốt của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, trẻ chưa thể thích ứng như người lớn chúng ta được. Do đó, những hành động tưởng chừng nhỏ bé, vô hại này lại có ảnh hưởng lớn thậm chí có thể làm “lệch đường” phát triển đúng trong hành vi ăn uống của trẻ
Sau đây là những lỗi sai thường gặp dẫn đến làm trẻ biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm:
1. Dụ trẻ ăn bằng điện thoại, ipad hay TV
Một lỗi sai thường gặp là làm trẻ không phân biệt được giờ ăn với giờ chơi. Trẻ con vốn ham chơi và dễ bị sao nhãng. Khi cha mẹ bế trẻ đi rong khi ăn hay dụ trẻ ăn bằng cách cho xem Ipad hay điện thoại là gián tiếp tạo ra môi trường sao nhãng khiến trẻ tập trung vào những thứ khác hơn là tập trung vào thức ăn. Điều này làm trẻ nhận ra đó là trò chơi hơn là bữa ăn. Khi đó, nếu điện thoại của cha mẹ bị tắt pin đột ngột hay bữa nay quên bế trẻ đi rong để ăn thì sẽ tạo 1 tín hiệu lên não của trẻ báo hiệu “tắt nguồn”, điều này làm trẻ bực tức, khó chịu, quấy khóc và dĩ nhiên trẻ sẽ không ăn cho đến khi được “mở nguồn trở lại”. Cứ như vậy, chúng ta vô tình đẩy trẻ vào tình huống “phải có vui thì mới ăn”.
2. Không thay đổi cấu trúc thức ăn theo độ tuổi
Cấu trúc thức ăn cần đúng theo từng độ tuổi là quan trọng để trẻ phát triển khả năng nhai nuốt, đây cũng là điều kiện cần để trẻ học nhai tốt, cũng như sớm giúp trẻ xây dựng được hành vi ăn uống đúng sau này. Nghiên cứu của TS. Harris, ĐH Birmingham, Anh cũng cho thấy cấu trúc thức ăn đúng có liên quan tích cực đến việc học hỏi về mùi vị thức ăn cũng như dễ dàng chấp nhận loại thức ăn mới ở trẻ, và giảm sự biếng ăn ở những độ tuổi lớn hơn.
Ở giai đoạn đầu chuyển tiếp từ sữa sang ăn dặm, lúc này hệ tiêu hoá của trẻ còn khá non nớt và nhạy cảm, do đó thức ăn của trẻ nên ở dạng cấu trúc nhuyễn mịn. Sau đó, trẻ sẽ cần được tăng dần cấu trúc và độ thô, sau 10 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu ăn cơm nát.
3. Nêm gia vị vào thức ăn dặm sai cách.
Với hướng dẫn ăn dặm hiện tại, việc nêm gia vị vào thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi là không được khuyên vì nó làm thay đổi vị giác tự nhiên của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên lựa chọn kết hợp hoặc tạo cơ hội để trẻ nhận biết đa dạng các vị tự nhiên từ thực phẩm như trái cây dằm hay nghiền mịn, thịt xay mịn hơn là thêm đường, muối để tạo vị.
Do đó, khi chọn bột ăn dặm cho trẻ nên chọn loại làm từ thành phần nguyên liệu thực phẩm tự nhiên, không thêm gia vị, đường hóa học và có chứng nhận thành phần sạch và an toàn cho trẻ như chứng nhận hữu cơ từ những tổ chức uy tín. Thực ra, thực phẩm được chứng nhận hữu cơ tức là thành phần các nguyên liệu của nó được lựa chọn từ những thực phẩm được nuôi trồng theo tiêu chuẩn phát triển bền vững từ đảm bảo các chất dinh dưỡng đạt hàm lượng tốt nhất cũng như cả quá trình được kiểm soát để tránh tồn dư các chất hóa học, thuốc trừ sâu, hormone tăng trưởng không cần thiết, đảm bảo không sử dụng các thành phẩm biến đổi gen. Tất cả các quy trình này đều cần được giám sát chặt chẽ và chứng nhận bởi một tổ chức uy tín và độc lập. VD, các sản phẩm hữu cơ tại Châu Âu thường được quản lý chặt chẽ và chỉ những sản phẩm nào đúng tiêu chuẩn hữu cơ mới được cấp chứng nhận và in logo trên bao bì sản phẩm. Như bột ăn dặm HiPP Organic của Đức là sản phẩm hữu cơ điển hình được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ bởi Liên Minh Châu Âu (EU), phần nguyên liệu hữu cơ của HiPP được lựa chọn đa dạng từ rau, củ, quả, thịt, cá… nên có thể dễ dàng phối hợp với sữa hoặc các thực phẩm khác để tăng hương vị tự nhiên cho bữa ăn của trẻ.
4. Chỉ tập trung vào loại thức ăn và lượng trẻ ăn, mà bỏ qua môi trường ăn dặm cũng quan trọng cho khởi đầu ăn dặm thành công của trẻ
Việc thiết lập 1 môi trường ăn dặm là rất quan trọng để trẻ nhận ra “đây là thời gian ăn” thì khi đó trẻ mới phát triển các hành vi ăn uống tốt sau đó. Liệu bạn đã hoàn thành được bao nhiêu mục như bên dưới?
1.Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm)
2.Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ.
3. Không TV, ipad, đồ chơi hoặc bế rong
4. Giới thiệu nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ cách bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.
5. Lượng sữa không quá 500-600ml/ngày đối với trẻ bú sữa công thức hoàn toàn hay không hoàn toàn.
6. Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn.
+Nếu bé quá nhỏ (chưa ngồi vững) thì có thể ngồi trên ghế ngã ngửa hay ngồi tựa vào người mẹ để ăn. (không nên cho bé nằm ăn)
+Nếu bé đã ngồi ghế rồi, mà một ngày nào đó bé phản đối ngồi
ghế, hoặc khóc khi ngồi vào ghế, quan sát và làm những điều sau: Đầu tiên, vẫn kiên quyết cho bé ngồi ghế: cho bé vào ghế vài phút trước bữa ăn, để yên đó cho bé tự điều chỉnh. Nếu bé không chịu ăn thì ngưng và thử lại 2 tiếng sau đó, ngày chỉ thử lại 3 lần, nếu 3 lần không kết quả, đợi ngày mai. Nếu sau 5 ngày bé vẫn kiên quyết từ chối ngồi ghế, thì có thể cho bé ngồi trên đùi mẹ để ăn, không cho bé đi khắp nơi để ăn.
+Đến 10 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tìm cảm giác tự chủ và có thể đòi ra khỏi ghế ăn dặm, bạn có thể hạ thấp ghế để chân trẻ chạm đất. Điều này sẽ làm bé cảm thấy mình tự chủ hơn và có thể không đòi ra khỏi ghế. Sau 1 tuổi, trẻ không còn muốn ngồi ghế ăn dặm nữa. Điều này là thông thường. Lúc này bạn có thể cho trẻ ra khỏi ghế khi ăn dặm, nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc ở trên và chỉ ngồi ăn 1 chỗ, không bế rong.