Hội đang mang thai
Mia Thu Huong
#Hội đang mang thai ・
12 tháng
VÌ SAO NGƯỜI MẸ HIỆN ĐẠI LẠI MẤT TỰ TIN VỀ BẢN NĂNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ? (Bài của chị Hương Nguyễn từ nhiều năm trước - Mình đọc thấy xúc động nên muốn cổ vũ các mẹ đang mang thai sau này cho con bú nhé) Hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ các mẹ nuôi con sữa mẹ, điều mình mong muốn nhất vẫn là các mẹ phải tự trang bị kiến thức và tự tin vào bản năng của mình. Khó khăn lớn nhất của người tư vấn không phải là việc làm thế nào để truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho các mẹ mà làm thế nào để người mẹ có thể tự tin về bản năng nuôi con sữa mẹ của mình. Vì vậy, dù bao nhiêu lần reup bài này mình đều thấy chưa đủ. Là một người mẹ đã mắc sai lầm trong việc nuôi bé đầu và đã có hành trình kiên định tìm lại nguồn sữa cho con nên mình rất đồng cảm với các mẹ. Khi nói rằng 98% các bà mẹ đều có khả năng nuôi con sữa mẹ thì khá nhiều người cảm thấy thật nực cười và họ sẽ có hằng hà sa số các lý do vì sao không thể nuôi con sữa mẹ được. Thật ra mọi chuyện không tự dưng sinh ra và cũng không tự dưng mất đi. Các bà mẹ cũng không tự dưng bị mất đi bản năng nuôi con bằng sữa mẹ của mình. Tạo hóa ban cho con người những việc hết sức tự nhiên và bình thường như quan hệ tình dục, mang thai, sinh con, cho con bú. Vậy mà càng ngày con người lại càng trở nên bị mất bản năng bởi những thứ tưởng chừng tự nhiên như hơi thở ấy. Sức mạnh của ngành công nghiệp sữa nhân tạo hàng tỉ hàng tỉ đô với năng lực tiếp thị marketing cực kỳ áp đảo đã bủa vây mọi nguồn thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông. Nó khiến cho tất cả mọi người đều nghĩ rằng nó là sự lựa chọn thứ nhì sau sữa mẹ ruột bú trực tiếp. Nhưng thực chất nó lại là sự lựa chọn cuối cùng theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO về thứ tự dinh dưỡng ưu tiên dành cho trẻ sơ sinh: 1. Sữa mẹ ruột bú trực tiếp 2. Sữa mẹ ruột vắt trữ 3. Bú ké sữa mẹ khác 4. Sữa mẹ đi xin hoặc trong ngân hàng sữa mẹ 5. Sữa bột nhân tạo uống bằng thìa Sữa công thức đã mặt tại trước cửa nhà bạn cả tuần trước khi bạn dự sinh. Ở Việt Nam thì không chỉ có ma trận của sữa công thức mà còn có mê hồn trận của các sản phẩm tưởng chừng để hỗ trợ việc nuôi con sữa mẹ của bạn nhưng thực chất lại từng chút một đánh cắp sự tự tin về bản năng nuôi con sữa mẹ của chính bạn mà bạn không hề nhận ra. Đó là các sản phẩm lợi sữa (ngũ cốc lợi sữa, thực phẩm lợi sữa, dinh dưỡng lợi sữa, trà lợi sữa, cốm lợi sữa …); các sản phẩm hỗ trợ (máy hút sữa, bình sữa, núm ti giả …); các dịch vụ massage, thông tắc, kích sữa, gọi sữa … Họ đã khai thác những thông tin của bạn trên mạng xã hội một cách vô cùng tinh vi, họ biết những gì xảy ra xung quanh cuộc đời của bạn. Họ tạo ra một nhu cầu, một nhu cầu KHÔNg có thật, một nhu cầu GIẢ TẠO bằng đủ mọi chiêu trò và mánh lưới. Bạn chỉ cần up một cái ảnh bạn mang bầu lên facebook, mình đảm bảo là quảng cáo sữa bầu sẽ ngập facebook và có mặt ở link tất cả các bài báo bạn đọc trên mạng Internet. Khi bạn sinh con xong, bạn chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc đó của cuộc đời bạn lên facebook thì ngay lập tức xuất hiện các quảng cáo sữa bột cho trẻ sơ sinh, ngũ cốc lợi sữa, thực phẩm lợi sữa, máy hút sữa, dịch vụ massage gọi sữa về … Tin mình đi, quảng cáo xuất hiện tận mặt mời gọi bạn luôn Và khi bạn cảm thấy mất tự tin thì những mẩu tin quảng cáo đó xuất hiện khiến bạn mừng như bắt được vàng, bạn vội vàng bấu víu vào đó như một người đang chơi vơi giữa biển cả vớ được chiếc phao cứu sinh. 😔 Và dần dần bạn lệ thuộc vào nó. 😔 Và dần dần bạn không nhận ra được rằng gốc rễ của vấn đề vẫn còn nguyên ở đó. 😔 Và dần dần bạn mất sữa. 😔 Và dần dần bạn mất tự tin về bản năng nuôi con sữa mẹ của mình lúc nào không hay. 🍀 Không chỉ vậy, việc sinh nở bị biến thành bệnh lý, sản phụ bị đối xử như bệnh nhân cũng góp phần khiến cho bản năng nuôi con sữa mẹ bị dần biến mất. Mình không phủ nhận, thậm chí rất biết ơn y khoa hiện đại đã góp phần rất lớn giảm thiểu rủi ro sinh nở cho rất nhiều trường hợp sinh khó. Tuy nhiên, một số can thiệp không đáng có của y khoa khiến cho cuộc sinh nở của người phụ nữ trở nên khó khăn, khiến người phụ nữ đáng lẽ được làm chủ và thăng hoa trong cuộc sinh lại bị quá đau đớn và quá mệt mỏi. Nhân viên y tế lại chưa hỗ trợ triệt để sản phụ về việc nuôi con sữa mẹ. Mặc dù các banner dán đầy tường các bệnh viện sản nhi về nguy cơ nếu trẻ không được bú mẹ nhưng dường như chẳng ai thèm quan tâm. Hoặc thậm chí nhân viên y tế có động viên các mẹ nuôi con sữa mẹ thì cũng là theo kiểu chờ vài ngày khi sữa về và vì họ biết là sữa mẹ là tốt (chứ không phải vì hiểu tác hại của nuôi bú nhân tạo như khuyến cáo của Bộ y tế). 🍀 Thêm vào đó, người nhà chăm sóc sản phụ cũng thiếu kiến thức về nuôi con sữa mẹ, đã không hỗ trợ và động viên mà lại còn gia tăng áp lực lên bà mẹ mới sinh đang bị suy kiệt về sức khoẻ. Khi đứa trẻ quấy khóc thì người mẹ bị đổ lỗi cho việc không đủ sữa. Người mẹ bị ấn bóp dzú thô bạo mà sữa không bắn thành tia, dùng máy hút sữa để hút mà k ra giọt nào nên tưởng mình không đủ sữa thật. Tuy nhiên, không có ai giải thích cho người mẹ rằng em bé quấy khóc vì bất an, vì phải rời xa cái tổ của mình để đến với thế giới, bị tiêm vaccine nên khó chịu. Không ai nói cho người mẹ biết ồ sữa non rất ít nhưng đủ cho dạ dày với dung tích chỉ 5ml của em bé, sữa non giúp bảo vệ em bé khỏi nguy cơ tử vong, sữa non hoàn thiện niêm mạc ruột, niêm mạc hô hấp, não, hệ vi sinh ... và cho trẻ lập trình đầu đời hoàn hảo. Thay vì hỗ trợ người mẹ da tiếp da và cho con bú thì lại nhét những bình sữa bột to tướng vào mồm em bé. Em bé cứ khóc là pha sữa, càng khóc càng pha sữa. Người mẹ trẻ đến sức đuổi 1 con ruồi cũng chẳng còn huống chi sức cãi lại và đấu tranh cho con bú mẹ? Và điều rất dễ hiểu là tại sao bà mẹ lại buông tay và thoả hiệp để mọi người xung quanh muốn làm gì thì làm. Và điều gì đến cũng sẽ đến. 🍀 Sang ngày thứ tư, người mẹ bắt đầu bị cương sữa sinh lý, ngực bắt đầu căng cứng như đeo đá. Thay vì giúp người mẹ cho con bú chuẩn khớp ngậm, chườm mát, massage, hướng dẫn vắt sữa băng tay thì người mẹ bị nhồi bóp vú, bị chườm ấm khiến nang sữa tổn thương; bị khuyên dùng máy hút sữa mà hút chẳng ra giọt nào khiến bà mẹ vừa đau đớn vừa áp lực. 🍀 Sang tuần thứ 4,5; bé bắt đầu bước vào tuần wonder week và quấy khóc; bé có thể vào thời điểm giãn dạ dày sinh lý nên không đi ị. Người mẹ lại hoang mang lo sợ mình không đủ sữa nuôi con, con ngủ không say giấc, con bị táo ... Và lao vào các biện pháp luyện ngủ, luyện bú ... Người ta bảo phải luyện bú theo giờ, phải dùng máy vắt sữa kích sữa đi, phải quấn chặt vào bật white noise đi, phải tăng dần lượng bú bình vào, luyện ngủ xuyên đêm ... Tất cả những thứ khiến mẹ có thể nhàn hơn nhưng lại trái tự nhiên nuôi con sữa mẹ. Tuy nhiên, chẳng có ai giải thích với mẹ rằng cứ an yên mà ôm con vui bú. Chỉ cần mẹ ôm ấp, vỗ về con. Chỉ cần mẹ cho con bú chuẩn khớp ngậm là sữa mẹ sẽ luôn đủ. Chỉ cần mẹ không đong đo đếm lượng bú vào mà nhận biết dấu hiệu bú đủ bằng lượng thải ra là được. 🍀 Sau 6-8 tuần, ngực của người mẹ không còn căng sữa như những tuần đầu nữa, thậm chí có thể mềm. người mẹ tưởng rằng mình không còn đủ sữa nuôi con nữa. Và bà mẹ bắt đầu lao vào mê hồn trận của các sản phẩm lợi sữa, các biện pháp kích sữa. Tuy nhiên, lại chẳng có ai giải thích cho người mẹ hiểu về cơ chế tạo sữa và tiết sữa rằng ồ ngực của bạn đang chuyển sang giai đoạn sữa già 2 đó. Giai đoạn sữa già 1 là từ ngày thứ 4,5 đến tuần 6-8 sau sinh, cơ thể sản xuất tối đa công suất tạo và tiết sữa vì nó chưa biết bạn sinh mấy em bé. Mà tạo hoá thiết kế để bầu ngực mẹ sản xuất sữa đủ để nuôi 4 em bé cơ. Và sau 6-8 tuần, cái dzú của mẹ đã quen với nhịp điệu bú mút của con (mẹ cho bú trực tiếp, chuẩn khớp ngậm và theo nhu cầu của con) đã xác định chính xác cần sản xuất bao nhiêu sữa là đủ với nhu cầu của con. Vì vậy, ngực của mẹ sẽ có thể không căng cứng như những tuần đầu nữa, thậm chí có thể mềm xèo nhưng sữa mẹ sẽ vẫn luôn đủ cho con. Chỉ cần mẹ tiếp tục ôm con cho bú đúng khớp ngậm và tôn trọng nhu cầu của con. 🍀 Sau 3 tháng, cân nặng của trẻ bắt đầu tăng chậm hơn những tháng đầu. Người mẹ lại tưởng sữa mình mất chất, lại lao vào mê hồn trận của các sản phẩm sữa bột để giúp con duy trì tốc độ tăng cân như 3 tháng đầu. Tuy nhiên, chẳng có ai giải thích cho mẹ hiểu đúng về chuẩn tăng trưởng và phát triển của WHO - chuẩn thực sự lấy chuẩn là các em bé được nuôi bằng sữa mẹ đúng khuyến nghị của WHO. Mà nói vui là nếu trẻ tăng cân theo tốc độ của 3 tháng đầu theo tỉ lệ trên trọng lượng cơ thể (1/4 trên tháng) thì một đứa trẻ sinh ra 3kg, 4 tuổi trẻ có cân nặng bằng con cá voi 🐳🐳🐳, nhẹ nhàng theo cấp số cộng thì nặng khoảng 48kg thôi 😂 😂😂 Trong khi hiểu đúng thì sau 3 tháng trẻ bắt đầu vận động nhiều hơn. Các bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn nếu 3 tháng đầu đã tăng cân đạt gần gấp đôi lúc sinh thì sữa mẹ sẽ cân đối để 6 tháng cân nặng của bé gấp đôi lúc sinh, tránh nguy cơ thừa cân béo phì. 🍀 Đỉnh điểm là sau 6 tháng thì tốc độ tăng cân của em bé càng giảm, bé cứ dài người ra, không còn bụ bẫm nữa (trông có vẻ còi 😄😄😄) Và người mẹ tưởng rằng sữa mình mất chất, như nước lã rồi 🤔🤔🤔 Và người mẹ lao vào mê hồn trận của các sản phẩm ăn dặm giúp bé tăng cân. Tuy nhiên, chẳng ai giải thích với người mẹ rằng ồ 6 tháng theo chuẩn biểu đồ cân nặng của WHO thì tốc độ tăng cân của bé bắt đầu giảm dần nhưng theo biểu đồ phát triển vận động thì là giai đoạn bắt đầu cột mốc phát triển vận động nhiều nhất. Bé cần có cơ thể cân đối để vận động dễ dàng hơn. Và theo khuyến nghị về ăn dặm dành cho trẻ bú mẹ thì sữa mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng và chiếm từ 70-90% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vì vậy cần tiếp tục bé bú mẹ song song với ăn dặm (bú trước ăn sau đến 1 tuổi). 🍀 Khi nghỉ thai sản đã hết thì áp lực về việc phải ra ngoài xã hội làm việc để kiếm tiền dồn lên vai người mẹ khiến người mẹ cũng giảm sữa dần 👩🏻‍🍳👩🏻‍💻👩🏻‍⚖️ 
4
2
Thích
 Chia sẻ
Đăng nhập
Đăng nhập để viết bài và nhận nhiều tiện ích khác.
Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Tải [Bé Của Mẹ] về điện thoại
Cài đặt miễn phí ứng dụng để không bỏ lỡ hàng ngàn tin tức, chia sẻ nóng hổi nhất từ Bé Của Mẹ nhé!
Like Fanpage
Like Fanpage và viết đánh giá để chúng tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt hơn nữa!
Sản phẩm được phát triển bởi Bé Của Mẹ bằng