Mèo vàng 2023
Linggg
#Mèo vàng 2023 ・
15 tháng
CÁC KĨ NĂNG PHÁT TRIỂN Ở TRẺ SƠ SINH Ở Việt Nam, thường nghe mọi người đến chơi hỏi câu đầu tiên là “Nó được mấy cân rồi” Đến chính bản thân các bà mẹ cũng lo lắng lên các diễn đàn và hỏi “Con em 3 tháng MỚI được 8kg thôi, có còi quá ko các chị” ? 😀 ? Với quan niệm “trẻ con phải bụ”, các ông bà, các bậc cha me ra sức nhồi nhét con, bằng đút thìa, bằng bơm xi lanh vì sợ con chết đói, cho con ăn liên tục mặc dù con khóc vì buồn ngủ, khóc vì chán chơi rồi, khóc vì ị chứ chẳng có tí gì là anh đang đói cả Có thể bây giờ các mẹ vui sướng nhìn con nuốt từng thìa sữa, nhưng đến cái tuổi con đã biết tự ăn, các mẹ sẽ thấy việc ép ăn thời thơ ấu có hậu quả như thế nào. Con ko bao giờ biết thèm ăn, con sợ ăn, mỗi bữa ăn phải doạ nạt con, phải có điều kiện là cho xem ti vi, cho xem điện thoại con mới ăn. Và thế là con ko bao giờ biết đến cảm giác đói, ko bao giờ biết niềm vui của việc ăn uống. Các mẹ dựa vào bảng cân nặng chuẩn ở đâu đó, thấy con dưới chuẩn, vác con đi khám dinh dưỡng, và được phán là “con chị bị suy dinh dưỡng nặng rồi đấy. Cho nó ăn nhiều lên”. Ầu men 🙂 Đấy, rồi thì người ta cũng chúc các em bé “ăn mau chóng lớn” chứ có ai chúc “ngủ sâu chóng lớn” đâu. Trong khi tầm quan trọng của giấc ngủ thì ko ai thèm để ý. Ngủ là để con phát triển, ngủ lànkhi con học được biết bao nhiêu kĩ năng mới, bởi vậy mới có câu “trẻ em lớn trong giấc ngủ”. Nhưng thôi, viết thì cứ viết, để thay đổi suy nghĩ của bao nhiêu chục năm, trăm năm quả ko dễ. Bài viết này dành cho những ai quan tâm đến SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN của trẻ sơ sinh. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoà Kỳ (CDC) đưa ra các mốc phát triển và các kĩ năng các bé nên đạt được. Xin phép được dịch qua: 1. Bé 2 tháng tuổi - Bắt đầu biết cười với mọi người - Có khả năng tự trấn an bằng cách mút tay, nên xin các mẹ đừng có “đánh chừa cái tay này, mút tay hư này”. Mình sẽ có một bài viết chuyên sâu về mút tay nhé - Cố gắng nhìn kĩ cha mẹ - Quay đầu về phía tiếng động - Phát ra âm thanh gừ gừ - Thích nhìn các khuôn mặt - Bắt đầu nhìn theo các vật chuyển động - Khóc hoặc cáu gắt khi chán - Biết ngóc đầu khi được cho nằm sấp - Chuyển động tay chân một chút Cần đưa bé đi kiểm tra nếu: - Ko phản ứng với tiếng động - Ko nhìn theo vật khi chuyển động - Ko cười với mọi người - Ko mút tay - Ko ngóc đầu khi nằm sấp 2. Bé 4 tháng tuổi - Cười tươi với mọi người - Thích chơi với mọi người và khóc nếu mọi người ko chơi cùng nữa - Bắt chước biểu cảm khuôn mặt, hành động, âm thanh... - Bắt đầu biết “nói”, tức là các âm thanh bập bẹ - Biết thể hiện cảm xúc qua tiếng khóc một cách rõ ràng (tiếng khóc lúc đói, mệt, buồn ngủ...sẽ khác nhau) - Thích thú khi được cưng nựng - Với tới đồ chơi bằng sự kết hợp của mắt và tay (mắt nhìn món đồ nào thì tay sẽ cầm vào món đồ ấy) - Nhận ra người thân ở khoảng cách khá xa - Nhận diện được các khuôn mặt khác nhau - Đầu có thể giữ thẳng ko cần hỗ trợ - Khuỵ chân khi đứng trên mặt phẳng cứng (có hỗ trợ) - Có thể đã biết lẫy - Biết cầm, lắc, làm đồ chơi chuyển động - Khi nằm sấp, tay có thể chống lên cao Cần đưa bé đi kiểm tra nếu: - Ko nhìn theo vật khi chúng chuyển động - Ko cười với mọi người - Ko thể giữ thẳng đầu - Ko phát ra bất cứ âm thanh gì - Ko cho đồ chơi/ vật vào mồm - Ko khuỵ chân khi đứng trên mặt phẳng cứng - Có vấn đề với cử động mắt 3. Bé 6 tháng tuổi - Biết lạ, biết nhận ra người thân quen - Thích chơi với bố mẹ và những người khác - Phản ứng lại với cảm xúc của mọi người - Thích nhìn mình trong gương - Phản ứng lại các âm thanh bằng tiếng nói - Phát ra các âm thanh nguyên âm ( ko biết giải thích thế nào, đại loại là biết ê a) - Có phản ứng khi đc gọi tên - Thể hiện sự phấn khích bằng âm thanh - Bắt đầu phát âm đc các phụ âm "m" "b" - Nhìn xung quanh và chăm chú các đồ vật ở gần - Đưa đồ vào miệng khám phá - Thể hiện sự hiếu kì và có xu hướng với cacs vật ở gần - Có thể chuyền đồ vật từ tay này sang tay khác - Lật sấp ngửa thành thạo - Có thể ngồi nếu có hỗ trợ - Có thể đứng chắc chân có hỗ trợ Cần đưa bé đi kiểm tra nếu: - Ko cố gắng với lấy vật ở gần - Ko thể hiện cảm xúc với người chăm sóc - Ko đáp lại các âm thanh - Gặp khó khăn để đưa đồ vào miệng - Ko tạo ra các âm thanh nguyên âm - Ko lẫy lật - Ko cười hay tạo ra bất cứ âm thanh nào - Nhìn có vẻ chậm chạp - Nhìn ko cứng cáp tựa như búp bê vải 4. Bé 9 tháng tuổi - Có thể sợ người lạ - Cười khúc khích khi thấy người quen - Có đồ chơi yêu thích - Hiểu được khi bố mẹ nói "Không" - Nói "mama" hoặc "baba" - Bắt chược âm thanh và cử chỉ - Biết chỉ tay - Nhìn theo vật khi vật đang rơi - Khi bố mẹ giấu đồ, bé biết nhìn theo - Biết chơi ú oà - Cho vật vào miệng - Chuyền vật từ tay này sang tay kia thành thạo - Biết cầm đồ bằng ngón cái và ngón trỏ - Biết đứng, ngồi, bò Đưa bé đi kiểm tra nếu - Ko thể đứng, ngồi dù có hỗ trợ - Ko bập bẹ âm thanh, ko phản ứng với tên mình - Ko biết chơi trò ngả trước ngả sau - Dường như ko nhận ra người quen - kKo biết chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia Thôi dài quá, mời các bác tự đọc trong link sau: https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/index.html… 
8
7
Thích
 Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Hồng Phúc
Copy bài viết ntn mom nhỉ. Bài hay quá
14 tháng
Linggg
Ko copy đc à mom
14 tháng
Hồng Phúc
Linhh Uh mình copy ko được a
14 tháng
Hoa Lâm
Lâu lâu có mom share bài đúng ý mình ghê, mình qan trọng việc con ngủ bao nhiêu tiếng, ngủ đêm từ mấy giờ hơn là việc con tâng bao nhiu kg :))) ưu tiên cho con ngủ trc 9h đêm để con phát triển tốt, cứ theo bảng cân nặng WHO là đc. Bây giờ nhìu ng thích cho con bụ bẫm rồi đến khi nó ăn đc thì bắt nó giảm cân vì béo phì
14 tháng
Xem thêm bình luận
Hoa Lâm
Linhh thật sự là v mom ạ, con ngủ ngoan sẽ ăn tốt và khoẻ mạnh hơn
1
14 tháng
Linggg
Mấy bạn nhỏ hay khóc quấy, khó chịu với biếng ăn là do thiếu ngủ cả 😪
14 tháng
Đăng nhập
Đăng nhập để viết bài và nhận nhiều tiện ích khác.
Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Tải [Bé Của Mẹ] về điện thoại
Cài đặt miễn phí ứng dụng để không bỏ lỡ hàng ngàn tin tức, chia sẻ nóng hổi nhất từ Bé Của Mẹ nhé!
Like Fanpage
Like Fanpage và viết đánh giá để chúng tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt hơn nữa!
Sản phẩm được phát triển bởi Bé Của Mẹ bằng