Nhiều mẹ cho rằng trẻ bắt đầu cần ăn dặm là bởi sữa mẹ đang mất dần chất?
Đây là suy nghĩ “Con càng lớn, sữa càng ít chất nên trẻ chậm tăng cân và cần bổ sung thực phẩm khác” đã lưu truyền trong các mẹ bỉm sữa rất lâu. Tiếc là, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Vì cho rằng sữa mẹ mất chất mà nhiều mẹ vội vàng cai sữa cho con, rồi lơ là việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ.
🌱Thực chất, ngay cả khi mẹ không còn cho con bú nữa, mà sữa vẫn tiết ra ở bầu ngực thì chúng vẫn có chứa các thành phần dinh dưỡng dù không thể đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng của con. Đây là thay đổi tất yếu trong quá trình trưởng thành của trẻ.
🎗️ Khi trẻ đạt 180 ngày tuổi, tức tròn 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng vọt để có thể thích ứng với quá trình phát triển mạnh mẽ cả về trí não và thể chất. Khi ấy, sữa mẹ không thể cung cấp đầy đủ năng lượng mà con sử dụng nên việc bổ sung các thực phẩm khác là cần thiết.
🎗️ Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa mẹ trong năm thứ hai (từ 12 – 23 tháng), trong 448ml sữa sẽ cung cấp cho bé 29% nguồn năng lượng, 43% lượng protein, 36% lượng canxi, 75% lượng vitamin A, 94% lượng vitamin B12, 60% lượng vitamin C, 76% lượng folate cần thiết.
Thậm chí, một số loại kháng thể có trong sữa mẹ trong năm thứ hai còn nhiều hơn trong năm đầu đời.
🎗️ Kể cả khuyến nghị cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng không phải là do sữa mẹ hết chất mà để thuận lợi hơn cho công việc của người mẹ. Các mẹ hoàn toàn có thể cho con bú sau 24 tháng tuổi nếu điều kiện cho phép.
Các mẹ cũng cần lưu ý, những giá trị dinh dưỡng và đề kháng trong sữa mẹ chỉ có thể đảm bảo khi mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
❣️ Hiểu đúng và đủ về sữa mẹ sẽ giúp các mẹ tự tin khi sử dụng nguồn dinh dưỡng này để nuôi con một cách hoàn hảo nhất.
Cre on pic