🚫 KHÔNG CHO VÍA NHIỀU SỮA NỮA EM XIN CHIA SẺ KINH NGHIỆM KÍCH SỮA 🍀
Xin chào các mom, vấn đề về sữa luôn là một trong những điều đầu tiên chúng ta quan tâm sau sinh. Lang thang trên group em thấy nhiều mẹ bỉm xin mẹo xin vía. Em xin phép chia sẻ chút kinh nghiệm cá nhân kích sữa thành công. ✨🎉🎊🎉
Em sinh ngày 29/8 và hình bên dưới là quá trình kích sữa từ tráng bình đi lên (có các mốc thời gian).
🚫 Em KHÔNG bán sản phẩm lợi sữa ạ! 🍼
- 🩵 Bé nhà em không ti mẹ, chỉ bú bình. Em dùng máy hút Madela. Nếu các mẹ cũng dùng, hãy thay đổi phễu nhựa của máy thành phễu hút silicon. (Giảm đau khi hút, êm, kiệt sữa, kích thích tiết sữa) 🍼🍼🍼
- 🩵 Em hút sữa không theo cữ (ko theo giờ cố định) mà nương theo nhu cầu của con, căn giờ bé sắp dậy ăn để hút cho con ăn sữa tươi. Và nếu thấy ngực căng tức thì hút để có thời gian nghỉ ngơi.
- 🚫 Em KHÔNG uống các sản phẩm lợi sữa.
🍀NHỮNG ĐIỀU NÊN DUY TRÌ ĐỂ KÍCH SỮA
👉 1. UỐNG NHIỀU NƯỚC.💦
Bổ sung nhiều nước. Đây là điều cơ bản mà ai đọc tới cũng tặc lưỡi vì ở đâu cũng nói rồi. Em giữ thói quen uống 2-3 lít nước từ hồi bầu bí. 1 là để nước ối của con sạch, tránh cạn ối. 2 là đẹp da. Nhưng sinh xong em thấy nước lọc khó uống nên suốt 1 tháng sau sinh em uống nước lá chè vằng tươi xao khô 🍃🍂 vừa dễ uống vừa kích sữa. Loại này tốt hơn cao chè vằng.
👉 2. CÓ NÊN UỐNG SẢN PHẨM LỢI SỮA KHÔNG? 💦
* 🌟 Cần thiết với các mẹ bỉm kén ăn hoặc không có điều kiện để ăn cơm cữ đa dạng, đủ chất. Thì nên uống thêm lợi sữa làm từ các nguyên liệu, hạt, đậu, ngũ cốc. Còn nếu các mom đã bổ sung đủ vitamin, vi chất và tận hưởng những bữa cơm cữ đa dạng thì không cần thiết. Vì cơ chế chung khi uống nước lá dân gian hay uống lợi sữa đều quy về điều cơ bản là 💦BỔ SUNG NHIỀU NƯỚC 💦. Khi cơ thể đủ nước thì sẽ sản xuất ra sữa.
👉 3. ĂN UỐNG KHOA HỌC 🍱
Không kiêng kem quá kĩ. Ăn chín uống sôi.
Em là mẹ bỉm gen Z em tin vào khoa học. Nhưng những cái nên kiêng cữ theo kiểu dân gian mà em thấy có cơ sở khoa học thì vẫn chắt lọc làm theo.
* 🌟 Móng giò, chân chó, đu đủ xanh đúng là có chất kích sữa và có hiệu quả trong việc gọi sữa về. Ưu điểm là dễ mua giá thành ok nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều sẽ khiến sữa bị cô đặc gây tắc tia sữa. Mẹ bỉm tăng cân mất kiểm soát và gây ngán.
* 🌟 Hãy quan tâm về chất lượng sữa thay vì kết cấu của nó. Sữa lỏng hay đặc không quan trọng. Nếu các mom ăn uống đa dạng, đủ chất thì lỏng hay đặc chất lượng sữa được thể hiện qua việc bé nhà mom tăng cân đều hay không.
* 🌟 Đừng quá tin vào sự thần thánh của sữa đặc ở quảng cáo bán sản phẩm lợi sữa. Phần cô đặc ở sữa chính là chất béo (sữa cuối), chất béo khiến bé tăng cân nhưng phần lỏng (sữa đầu) lại thanh ngọt khiến bé dễ bú và dung nạp. Cả chất lỏng và chất béo nên được cân bằng. ✅
*🌟 Ăn uống đa dạng không những cải thiện chất lượng sữa, mà ăn ngon còn khiến tâm trạng mình tốt, khi tâm trạng mình tốt cơ thể mình sẽ nhận được tín hiệu để não bộ sản xuất ra sữa 🍼
👉 4. NGỦ. 😴💤
Tranh thủ ngủ và nghỉ ngơi mọi lúc khi có thể vì khi em bé ra đời ta mới thấy giấc ngủ quan trọng thế nào. Giống như ăn uống, để cơ thể nghỉ ngơi có thời gian phục hồi cũng khiến tâm trạng tốt. Cái gì quan trọng em xin nhấn mạnh 2 lần ạ.
👉 5. DUY TRÌ TÂM LÍ ỔN ĐỊNH🧘♀️
Điều này tuy mơ hồ nhưng lại là điều khó nhất mà các mom cần cân bằng. Vì chúng ta rất dễ bị stress trong khoảng thời gian ở cữ. Con khóc quấy, bỏ bú, lười ăn, 💩 bé bất thường, mẹ chồng nàng dâu, ai chê con còi… có vô vàn lí do khiến chúng ta stress. Và đây là nguyên nhân mất sữa hàng đầu ạ.
👉 6. DỊU DÀNG VỚI CHỒNG 💕
Đọc đến đây các mẹ chắc thấy vô cùng vô lí nhưng lại quan hệ mật thiết với việc duy trì tâm lí ổn định. Cá nhân gia đình em thì em thấy điều này rất quan trọng. Lúc mới sinh vài tuần đầu, em ít sữa và luôn trong tình trạng lo lắng việc em bé của mình ko đủ sữa ăn. Phải kết hợp sữa công thức. Một ngày cứ căn giờ 3 tiếng hút 1 lần, sữa thì không được bao nhiêu nhưng rửa bình, tiệt trùng rất mệt mỏi. Mà vì muốn tốt cho con nên việc gì cũng phải đụng tay vào làm mới yên tâm. Đẻ xong, mình thực sự làm mẹ còn chồng mình cứ như giai tân 😡. Mình làm mọi việc từ a đến á còn chồng mình đêm ngủ thẳng giấc, ngày bấm điện thoại, thi thoảng vui vui thì bế con một tí. Thực sự cơ thể mệt mỏi cộng thêm việc chồng không biết chia sẻ đỡ đần nó rất stress và em tin không chỉ 1 mình em bị.
* 👉 Nguyên nhân:
Ban đầu vì tâm lí luôn cảm thấy sau khi có con, cuộc sống hôn nhân mất cân bằng. Lúc nào cũng cảm thấy bản thân thiệt thòi hơn nên sinh ra cảm giác khó chịu, cáu bẳn. Lúc nào cũng nghĩ trăm ngàn lời trách móc chồng trong đầu và sẵn sàng nói ra những câu nói nặng nề rồi cãi vã.
* 👉 Kết quả:
Sau đó em thử nhẫn nhịn, bằng cách kiềm chế và im lặng. Dù là chồng vô tâm hay vô tri khi không biết cách chăm sóc con, em vẫn chịu đựng để không xích mích. Nhưng kết quả thì chồng càng lúc càng thờ ơ, thậm chí mình thì ghét bỏ chồng còn mọi thứ thì tệ hơn. 🤷🏼♀️
👉 7. KHÉO ĂN KHÉO NÓI CÓ CẢ THIÊN HẠ - GIẢI PHÁP: ✅
* Thay đổi tư duy, suy nghĩ tích cực. 🩵
- 🌟 Sau khi cứng rắn không được, em đổi qua mềm mỏng. Người ta có câu “lạt mềm buộc chặt” thay vì luôn nghĩ chồng mình vô tri thì hãy nghĩ chồng mình chưa biết cách làm và kiên nhẫn dạy anh ấy biết phải làm gì bằng một thái độ vui vẻ ngữ điệu giọng nói dịu dàng.
- 🌟 Bình tĩnh với mọi tình huống nếu đối phương làm chưa đúng và tuyệt đối không chỉ trích nặng nề. Tránh nhận lại những câu nói kiểu; “người ta đã làm hộ cho là may rồi” 🚫 trong hôn nhân làm gì có “hộ hành”. Chỉ có chia sẻ. Nếu bạn thấy rất bất mãn và tức giận thì hãy cố giữ im lặng. Mình luôn có cảm giác sau khi có con, chồng mình cũng cần chăm sóc và hướng dẫn không khác gì mình có thêm 1 đứa con to xác vậy. Nếu không thể thay đổi chồng thì hãy thay đổi suy nghĩ về anh ấy. Chấp nhận và thoả hiệp để duy trì cuộc sống cân bằng. Đừng luôn nghĩ bản thân vất vả thiệt thòi rồi ra tăng áp lực lên đối phương. Vì sau khi có con mọi thứ dễ vụn vỡ lắm. Nếu mình không đủ khéo léo thì mình không hạnh phúc đâu. Thi thoảng chỉ cần mình cư xử khác đi, là tình huống từ căng thẳng sẽ giảm dần thay vì gia tăng. Vì tâm trạng của người vợ quan trọng trong hôn nhân lắm. Lúc cần e ấp thì nên e ấp để được chồng bênh vực, hạn chế khóc và than vãn để được đối phương trân trọng cảm xúc. 🤍
☘️ Từ ngày thay đổi thái độ và suy nghĩ. Bạn đời của em biết chủ động - gần gũi - tôn trọng - làm đúng ý em. Biết bênh vực em trước muôn vàn góp ý từ phía người ngoài. Biết cọ bình, thay bỉm, tắm và chơi với con. Đổi lại em chăm sóc anh ấy như một ông vua 👑
- ✅ Nấu những bữa cơm ngon.
- ✅ Cho anh ấy thời gian làm việc theo sở thích cá nhân, tôn trọng cả khi anh ấy chơi game mà con khóc quấy, em vẫn dỗ con cả khi mình đang bận làm gì đó.
- ✅ Hãy giữ tâm lí thật bình tĩnh, nhẹ nhàng (ko than phiền, trách móc).
👉 Rồi khi chơi xong anh ấy lập tức quay lại dỗ con. Có những đêm chồng thức chăm con thay mình vì biết cả ngày mình đã vất vả và chồng mình đã nhận được đủ sự tôn trọng trước đó 💕 (đọc tới khúc này mà ai vẫn thấy thiệt thòi, bất công nghĩa là vẫn chưa thay đổi được tư duy và suy nghĩ).
Không phải đêm nào chồng mình cũng thức trông con, nhưng hút sữa xong thấy anh cọ bình. Chủ động ẵm bế khi con khóc quấy và trông con cho mình đi ra ngoài cà phê. Lúc này mình biết mình làm đúng. Mình đối xử với chồng như vua thì anh ấy cũng coi mình là hoàng hậu 👑😊. Tin em đi, chỉ cần chị em mình có chồng biết phụ chăm con. Áp lực hay mệt mỏi giảm đi ít nhất 70%. 🍀🍀🍀
✨ Lan man hết những vấn đề tưởng như chẳng liên quan nhưng sâu chuỗi lại thấy nó rất logic và quan hệ mật thiết. Khi tâm trạng các mom đủ tốt để happy, các mom có thể nhận thấy những cơn cương sữa ập tới khi bế ẵm con. Hạnh phúc nghe tiếng con con o oe, hoặc được chồng âu yếm. Cơ thể sẽ tiết ra Prolactin giúp sản xuất sữa. (phản xạ tiết sữa) Khi con mút vú sẽ kích thích bài tiết Porlactin. Tương tự như cảm giác kích thích có trong tình dục. Đây là cơ sở có khoa học nên đừng ai nói không liên quan. Và ngược lại, nếu cơ thể mệt mỏi và tâm lí tiêu cực.
👀Nhìn con thì mệt nhìn chồng thì chán 😞, sẽ không có Prolactin nào giúp tiết sữa đâu ạ. 🤷🏼♀️🥹
👉 🥳 CUỐI CÙNG 🥰
Trộm vía. Sau khi thực hiện các điều trên thì chỉ sau 1 tháng sinh. Sữa em nhiều còn cho một bé sinh non khác uống. Cứ một cữ hút để ra 1 túi zip cho em bé khác ti 🍼🥰😇
Xin cảm ơn các mom đã kiên nhẫn đọc hết, em đã dành ra 2 tiếng đồng hồ tranh thủ chồng dỗ con ngủ để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân vì thấu hiễu nỗi lòng các mẹ bỉm. Biết là kiến thức hạn hẹp có thể hiệu quả với người này người kia. Nhưng hi vọng được đóng góp một phần nào đấy để các mẹ chăm bé nhàn tênh và các thiên thần đáng yêu khoẻ mạnh. Em không nhả vía nữa, nhà chả bán gì có bao nhiêu kinh nghiệm, em cho. ☘️☘️☘️ 💕