Chuột con 2020
Nắng Mùa Thu
#Chuột con 2020 ・
46 tháng
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn trẻ chỉ bú sữa mẹ nên dinh dưỡng đầy đủ cho người mẹ là rất quan trọng trong việc điều trị vàng da ở trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? 1. Trẻ sơ sinh bị vàng da Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh gây ra vàng da và mắt. Gần 60% trẻ sơ sinh đủ tháng bị vàng da xảy ra khi có sự dư thừa của bilirubin. Bilirubin là một sản phẩm thải, được sản xuất khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Nó thường được phân hủy trong gan và loại bỏ khỏi cơ thể trong phân. Trước khi sinh, gan mẹ có thể xử lý bilirubin cho con nhưng sau khi sinh, phải mất một vài ngày để gan của trẻ có thể tự xử lý bilirubin. Vàng da đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh non - bé trai thường xuyên hơn bé gái. Nó thường xuất hiện trong tuần đầu tiên của bé. Với việc cho con bú thường xuyên, cơ thể trẻ sơ sinh thường có thể tự loại bỏ lượng bilirubin dư thừa nhưng trong một số trường hợp, có thể cần phải điều trị thêm để giúp cho tình trạng không tiến triển nặng thêm. Các yếu tố nguy cơ phổ biến của vàng da trẻ sơ sinh là: Sinh non: trẻ sinh non có gan kém phát triển và nhu động ruột ít hơn, điều này có nghĩa là quá trình lọc chậm hơn và bài tiết không thường xuyên của bilirubin. Nuôi con bằng sữa mẹ: những em bé không nhận đủ chất dinh dưỡng hoặc calo từ sữa mẹ hoặc bị mất nước có nhiều khả năng bị vàng da. Sự không tương thích của nhóm máu Rhesus hoặc ABO: khi mẹ và em bé có các nhóm máu khác nhau, các kháng thể của mẹ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi, gây ra sự phá vỡ nhanh chóng. Tổn thương trong khi sinh: điều này có thể làm cho các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn, dẫn đến mức độ cao hơn của bilirubin. 2. Việc bú sữa mẹ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), vàng da phổ biến hơn ở trẻ bú mẹ so với bú sữa công thức, tuy nhiên, điều này xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ sơ sinh không bú đủ sữa vì cho trẻ bú sữa mẹ muộn hoặc gặp chướng ngại vật khi cho con bú như bé không bú đúng cách. Để giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn và giúp cho bé giảm nồng độ bilirubin sau khi sinh, các nhà khoa học đều khuyên bạn nên cho bé bú ít nhất 8 đến 12 lần một ngày. 3. Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Thông thường, điều trị vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh là không cần thiết, vì nó có xu hướng tự biến mất trong vòng 2 tuần. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, cần phải được đưa đến bệnh viện để điều trị. Trong một số trường hợp ít nghiêm trọng hơn, việc điều trị có thể được thực hiện tại nhà. Việc điều trị vàng da ở trẻ bú mẹ thay đổi theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thông thường, nó bao gồm một số sự kết hợp giữa liệu pháp quang học (chiếu đèn) và quản lý nuôi dưỡng trẻ sơ sinh (hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ). Chiếu đèn là phương pháp điều trị bằng tia sáng, em bé được đặt dưới một ánh sáng đặc biệt, được che bởi tấm chắn nhựa để lọc ánh sáng cực tím. Ánh sáng điều khiển cấu trúc của các phân tử bilirubin để chúng có thể được bài tiết. Với phương pháp điều trị thích hợp, vàng da thường hết sau 7-10 ngày, nhưng nó cũng có thể tồn tại trong nhiều tuần. 4. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Trong quá trình điều trị vàng da cho trẻ, người mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ. Người mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và chất xơ có thể giúp hạn chế tổn thương gan trong quá trình trao đổi chất và dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước, nước không chỉ giúp dễ tiêu hóa mà còn giúp gan và thận đào thải độc tố. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cũng nên lưu ý hạn chế những thực phẩm có thể gây mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ như: măng chua, lá lốt, bắp cải, các chất kích thích như rượu, bia, chất có nhiều caffein, thực phẩm đóng hộp, ... Trong quá trình điều trị vàng da cho trẻ, người mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ. Người mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và chất xơ có thể giúp hạn chế tổn thương gan trong quá trình trao đổi chất và dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước, nước không chỉ giúp dễ tiêu hóa mà còn giúp gan và thận đào thải độc tố. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cũng nên lưu ý hạn chế những thực phẩm có thể gây mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ như: măng chua, lá lốt, bắp cải, các chất kích thích như rượu, bia, chất có nhiều caffein, thực phẩm đóng hộp, ... 
0
0
Thích
 Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Chưa có bình luận nào. Bạn hãy 'bóc tem' bài viết này!
Đăng nhập
Đăng nhập để viết bài và nhận nhiều tiện ích khác.
Đăng nhập với Facebook
Đăng nhập với Google
Tải [Bé Của Mẹ] về điện thoại
Cài đặt miễn phí ứng dụng để không bỏ lỡ hàng ngàn tin tức, chia sẻ nóng hổi nhất từ Bé Của Mẹ nhé!
Like Fanpage
Like Fanpage và viết đánh giá để chúng tôi nỗ lực tạo ra sản phẩm tốt hơn nữa!
Sản phẩm được phát triển bởi Bé Của Mẹ bằng