BỆNH CAM Ở TRẺ
Bệnh Cam là gì?
Bệnh Cam ở trẻ được biết đến từ cách đây rất lâu. Có thể nói, ngoài yếu tố bẩm sinh, trẻ yếu ớt, khí huyết không đủ gây ra bệnh Cam. Thì ngày nay, đời sống no đủ, các mẹ bỉm sữa quá chiều con, cho con ăn nhiều đồ ngọt, đồ tanh, lạnh không chừng mực, cho con bú, ăn không đúng giờ giấc đều là nguyên nhân cơ bản dẫn tới bệnh cam ở trẻ. Đặc biệt sữa công thức là nguyên nhân gây hại lớn cho con nhỏ.
Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị các chứng sổ mũi, viêm mũi ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (còn gọi là Viêm đường hô hấp trên), đông y gọi là Phế hư là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Tỳ kém. Điều này các mẹ nhìn nhận thấy khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường ăn kém, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, đi ngoài không bình thường. Bởi đường kinh Phế và Tỳ có quan hệ biểu lý với nhau, có tác động tương hỗ tương sinh. Các chứng cam ở trẻ căn bản do tạng Tỳ kém. Nếu không chữa trị gấp thì sẽ biến ra nhiều chứng khác, nên trừ được hết bệnh ở Tỳ thì các tạng khác tự yên.
Trẻ bị cam lâu ngày thì cơ thể hư nhược, lười ăn, gầy yếu, xương bày ra, đầu sinh chốc lở, đi lỵ nhiều, miệng khô, phiền nóng, tóc se, da khô, mắt nhíu lại, chân tay rũ mỏi, mũi đỏ, lỗ đít trống rỗng phân tự tuột ra (ỉa són)…. Con trẻ dưới 15 tuổi gặp các chứng trên gọi là “Cam”, từ 15 tuổi trở lên gọi là “lao”.
Có rất nhiều loại cam mà trẻ có thể gặp phải như trẻ bị như: Cam miệng, cam mũi, cam tích, cam đường ruột, cam sài, hờn…
Biểu hiện của trẻ khi bị bệnh cam như thế nào?
• Trẻ bị cam miệng: Trẻ bị cam miệng thường có các biểu hiện như môi lợi bị sưng đỏ, nếu ở thể nặng có thể xuất hiện tình trạng lở loét, trẻ bị chảy nước dãi nhiều, có lớp màng rêu trắng phủ bên ngoài lợi, thường những trẻ này bị nấm lưỡi bản đồ (ốc bò). Trẻ bị chảy máu ở lợi và chân răng, các vết loét dần xuất hiện ở lợi, lưỡi và hai bên má. Mẹ nên chú ý để không nhầm với nhiệt miệng ở trẻ. Trẻ thường ngủ ít hơn bình thường, trằn trọc khó ngủ, có thể bị sốt nhẹ. Những vết lở loét sẽ gây khó khăn, đau nhức khi trẻ ăn, bú khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, mắc các vấn đề tiêu hóa, nhẹ cân, giảm cân.
• Bé bị cam mũi: Tương tự như những bé bị cam miệng, cam mũi khiến mũi bị sưng, tấy đỏ, ngứa mũi làm cho trẻ hay phải gãi. Nếu trẻ bị cam mũi nặng Mẹ có thể phát hiện ra các vết loét bên trong khóe mũi của trẻ. Bé bị chảy nước mũi, có thể từ trong rồi chuyển sang vàng, kèm theo màu đỏ nhờ như máu, thường có mùi hôi tanh khác với khi trẻ bị cảm cúm thông thường.
Trẻ nhỏ bị cam mũi thường kèm theo ho khan, ho đờm. Bệnh cũng có thể khiến trẻ bị sốt nhẹ, chủ yếu vào buổi sáng và chiều tối do các tình trạng nhiễm trùng và bội nhiễm. Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, ngủ ít, sốt làm cho cân nặng của trẻ không tăng, thậm chí bị giảm. Trẻ bị cam mũi khiến cho tính cách của trẻ thay đổi không hòa đồng, thường xuyên cáu gắt, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, bỏ ăn, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng.
• Trẻ bị cam mắt: Cam mắt là tình trạng mắt trẻ em bị kèm nhèm, xuất hiện gỉ mắt vào buổi sáng, bé thường xuyên dụi mắt, mắt bị sưng đỏ (thường được biết đến với bệnh Viêm tuyến lệ). Ở thể nặng có thể gây lở loét, nước mắt chảy nhiều. Trẻ bị sốt do nhiễm trùng là tình trạng rất dễ gặp nếu không được hỗ trợ điều trị sớm.
• Trẻ bị cam tích: Cam tích là chứng bệnh rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, liên hệ mật thiết với chứng suy dinh dưỡng ở trẻ. Cam tích là tình trạng tiêu hóa kém, thức ăn bị tích tụ lại khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Trẻ nhỏ bị cam tích có thể do các vấn đề bẩm sinh như cấu tạo đường ruột hay hệ miễn dịch kém, cũng có thể trẻ bị suy dinh dưỡng lâu ngày dẫn đến chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm. Trẻ bị cam tích có thể dễ dàng nhận nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài như da mặt vàng, người gày gò, bụng chướng, đau, khi đại tiện phân thường có mùi hôi, sệt. Trẻ bị sốt theo từng chu kì, thường xuyên đổ mồ hôi trộm, nhạy cảm với ánh sáng, mắt có thể xuất hiện lớp màng trắng.
• Trẻ bị cam đường ruột: Tương tự như cam tích, cam ruột là vấn đề tiêu hóa có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ bị cam đường ruột sẽ có các biểu hiện như biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, có thể sốt nhẹ. Khi đại tiên phân có mùi tanh, chua. Tình trạng này sẽ khiến trẻ biếng ăn, tiêu hóa có vấn đề, trẻ không thể tăng cân, khó hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng.