Buồn quá các mẹ ơi. Bé nhà e 11 thág rồi. Mà bé biếg ăn quá..cháo mì gì cũg k chịu ăn..sữa cũg k chịu uống. Lại đòi uống mấy dạng sữa trái cây của các anh chị lớn tuổi thôi. Còn sữa bột hoặc dạng pha sẵn k chịu uống cho. Các mẹ có biết loại nào dễ uống cho bé mà dạg pha sẵn k ạ
Có mom.nào giảm cân sau sinh thàh công chưa ạ. Mình khá là bận .bởi 1 mình mà 2 bé nhỏ nên k có thời gian luôn ý. Mà người thì lên cân nhiều quá gần cả 10kg
Điều chỉnh chế độ ăn. Mình nhảy dây ngày 15p nếu hôm trc ăn ít ăn nhiều 30p. Mới nhảy chưa quen hơi đau chân xíu. Nhảy 5p,10p r tăng lên. Mình giảm 5kg k uống gì hết.Do trời lạnh rồi đi làm nên lười tập lại. Đang cố gắng xuống 5kg nữa.
Bé nhà e từ lúc sinh ra cứ bị khè khè. Giờ đk hơn 4 thág rồi nhưg vẫn khè nhiều lắm. Như kiểu ngáy luôn ý ạ. E có cho bé đi khám ở phòg khám tư nhưg vẫn k đỡ. Có mẹ nào có cách gì k ạ.
Con mình lúc trước cũng vậy, vì bé đầu nên mình lo lắm ôm con đi khám, bác sĩ cũng hỏi và khám qua loa rồi nói con viêm phế quản cho kháng sinh. Tuy nhiên thấy con nhỏ quá mình không dám cho uống, chị mình chỉ cho con uống dầu tỏi và vệ sinh mũi thường xuyên cho con. Mình kiên trì cho uống dầu tỏi ngày vài giọt sau 2 tuần thấy con thở êm hơn hẳn đó m.
Có ai như mình k. Bé mới đk 3th20 ngày mà mẹ hút sữa cả 30p mà đk có 10ml sữa. K biết lý do gì nữa. M. N ai có kinh nghiệm bày mình cho có sữa e bé bú với ạ.
Các mom ơi làm sao để sữa về đều cả 2 bên được ạ..ngực của e cứ tình trạng 1 bên mới cho bú xong 1 lát sau là căng cứng liền. Còn 1 bên cũg có sữa nhưng k căng ạ. Ít lắm
Bú đều bạn nạ. Lúc đầu là 2 bên căng sữa như nhau ý. Nhưng xong 1 bên căng đau quá. Nổi từg cục từg cục nên mình đưa tay xoa nhẹ xong thấy đỡ. Từ đó đến giờ là bên mình xoa đó nó về ít sữa luôn ý.
Lời đồn 1: tiêm ngừa vắc xin COVID -19 vẫn mắc bệnh như thường nên không cần chích.
Sự thật: đúng là đã tiêm chủng đầy đủ (đã trải qua 2 tuần sau khi tiêm đủ 2 liều của vắc xin ngừa COVID – 19 như Pfizer, Moderna, hay AstraZeneca), vẫn có khả năng bị mắc bệnh. Điều này liên quan đến hiện tượng nhiễm đột phá “breakthrough infection” hoặc nhiễm khi vắc xin chưa có đủ thời gian để hoàn chỉnh khả năng bảo vệ. Cả 2 hiện tượng trên đều có thể xảy ra ở tất cả các loại vắc xin, chứ không riêng gì vắc xin ngừa COVID -19. May mắn là 2 tình trạng trên cũng rất hiếm xảy ra chứ không nhiều. Tuy nhiên vai trò của vắc xin là để giảm tỉ lệ bệnh nặng và tử vong do COVID – 19, ngay cả với những biến thể mới Delta. Do đó việc tăng cường chủng ngừa diện rộng nhằm nhanh tạo được miễn dịch cộng đồng. Đây là giải pháp cực kỳ quan trọng. Nếu như không có chống chỉ định, việc đi tiêm chủng không chỉ là trách nhiệm với bản thân, gia đình mà còn với cộng đồng mà mình đang sống.
Lời đồn 2: vắc xin ngừa COVID- 19 không nên chích cho phụ nữ mang thai vì có thể gây hại
Sự thật: nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai mắc COVID -19 tăng nguy cơ tiền sản giật, sẩy thai, sinh non, thai lưu. Ngoài ra còn tăng tỉ lệ phải nhập hồi sức, thở máy và tăng tỉ lệ tử vong. Ngoài ra thai phụ được xem là dễ mắc COVID-19 hơn phụ nữ không mang thai. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin COVID -19 có khả năng sinh miễn dịch và không gây dị tật cho thai nhi. Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ cũng như WHO đã khuyến cáo chích ngừa vắc xin cho tất cả phụ nữ mang thai. Ngoài ra WHO cũng khuyến cáo không cần làm test thử thai trước tiêm chủng cũng nhi không trì hoãn việc mang thai hoặc bỏ thai kỳ vì lý do tiêm chủng vắc xin. Hiện tại theo quyết định 3802/ QĐ BYT ngày 10/8/2021 thì phụ nữ mang thai trên 13 tuần được khuyến khích chích ngửa vắc xin, chỉ chống chỉ định với Spunik V của Nga.
Lời đồn 3: Phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ sau khi tiêm ngừa vắc xin COVID -19 phải ngưng cho bú mẹ.
Sự thật là: bản chất của vắc xin ngừa COVID -19 không phải là virus sống mà chỉ là các vật liệu di truyền mRNA (Pfizer, Moderna) hoặc chỉ là vector virus (AstraZeneca). Các vật liệu này không gây tác động vào DNA của người, và cũng bị phân huỷ nhanh chóng, do đó về mặt sinh học, vắc xin này không có khả năng gây nguy hại cho trẻ đang bú mẹ. Hiệu quả của vắc xin được kỳ vọng là tương tư như ở những phụ nữ khác không cho con bú. Các báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng phụ nữ đang cho con bú đã được tiêm vắc xin COVID – 19 (Pfizer, Moderna, Astra) có kháng thể trong sữa mẹ, được kỳ vọng là có thể giúp bảo vệ trẻ. Cho đến nay, WHO và CDC khuyến cáo có thể tiêm ngừa cho phụ nữ đang cho con bú giống như những người khác. WHO khuyến cáo không dừng cho con bú sữa mẹ chỉ vì lý do tiêm chủng vắc xin. Công văn 3802/ QĐ BYT ngày 10/8/2021 cũng đã loại đối tượng này ra khỏi đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Có nghĩa là chích bình thường, chỉ chống chỉ định với Spunik V của Nga. Do đó các mẹ cứ tự tin đi chích và cho cho con tiếp tục bú sữa mẹ sau đó nhé!
Lời đồn 4: Sau khi tiêm ngừa COVID -19 phải có phản ứng sốt thì cơ thể mới tạo được kháng thể.
Sự thật là: sốt chỉ là phản ứng sau tiêm vắc xin, thường không liên quan đến tính sinh miễn dịch của vắc xin. Khi vắc xin được chích vào cơ thể, sẽ có 2 pha đáp ứng miễn dịch diễn ra: đáp ứng miễn dịch bẩm sinh (MDBS) và đáp ứng miễn dịch thích nghi (MDTN). Đầu tiên sẽ là pha MDBS, những tín hiệu ngay sau tiêm sẽ kích hoạt các tế bào miễn dịch bẩm sinh chống lại nó, là cơ chế đề kháng ngay lập tức của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên đáp ứng MDTN mới là giai đoạn hoạt hoá lympho B sản xuất kháng thể. Quá trình này diễn ra nhiều ngày sau đó, thường 2 tuần. Do đó phản ứng sau tiêm chỉ là 1 phần của đáp ứng miễn dịch còn rất xa mới đến được kết quả chúng ta mong đợi là sự sản xuất kháng thể. Do đó chưa thể kết luận có phản ứng sốt sau tiêm đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch tạo kháng thể tốt hơn được nhé.
Lời đồn 5: sau khi tiêm ngừa vắc xin COVID -19 không được ăn cái này, không được uống cái kia.
Sự thật là: không hiểu sao ở đâu lại ra nhiều thông tin như vậy, người thì nhắn hỏi em ăn trứng được không? Em uống nước dừa được không? Câu trả lời là các bạn cứ ăn uống như bình thường, nếu trước kia chúng ta không hề có tiền sử dị ứng nặng với loại thức ăn đồ uống đó. Ăn trứng cũng được, uống nước lọc, nước cam, chanh, nước ép rau củ, nước dừa đều được vừa cung cấp nước, lại cung cấp những vitamin và chất xơ tốt cho cơ thể. Khi có sốt càng cần phải uống nước thường xuyên hơn mà không đợi cảm giác khát. Nên hạn chế bia rượu và các thức ăn nhiều dầu mỡ là được. Nhớ theo dõi các phản ứng sau tiêm như sốt, đau nóng chỗ tiêm, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu….thường cải thiện sau 48 giờ. Nếu thấy nổi mẫn đỏ, ngứa; phù mi mắt; đau ngực; khó thở; choáng váng; mệt mỏi…..hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Các bạn còn lời đồn nào nữa, comment cho Bác Chuột biết nhé, Bác Chuột đi tiêm ngừa tiếp đây ❤️